Khát Vọng Tuổi Trẻ Sáng Tác Khi Nào

Khát Vọng Tuổi Trẻ Sáng Tác Khi Nào

Những phong trào mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội thường nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, hơn nữa, dưới tầm nhìn quốc gia những phong trào như thế thường có tầm quan trọng đặc biệt, được Chính phủ và người dân xem trọng.

Những phong trào mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội thường nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, hơn nữa, dưới tầm nhìn quốc gia những phong trào như thế thường có tầm quan trọng đặc biệt, được Chính phủ và người dân xem trọng.

Rộn rã các thành phố trực thuộc Trung ương

Trong đêm Giao thừa, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm với 32 trận địa; trong đó, có 9 trận địa kết hợp bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, 23 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.

Chín trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp gồm qận Hoàn Kiếm (trước trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội mới và trước Bưu điện Hà Nội); quận Tây Hồ (tại Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng Ủy ban Nhân dân quận); quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô); quận Hai Bà Trưng (Đảo dừa, Công viên Thống nhất); quận Hà Đông (hồ Văn Quán); thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây); huyện Thanh Trì (Khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp); huyện Đông Anh (Trung tâm Thể dục Thể thao huyện).

Việc tổ chức bắn pháo hoa góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô đón Tết cổ truyền; thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024.

Chào Xuân Giáp Thìn 2024, đêm 30 Tết, Thành phố mang tên Bác sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 11 điểm; trong đó có 2 điểm bắn tầm cao tại đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức) và Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi). Chín điểm bắn pháo hoa tầm thấp gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11), Quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn), Khu truyền thống Cách Mạng Mậu Thân (huyện Bình Chánh), Quảng trường Trung tâm hành chính quận 7, khu dân cư Bình Trị Đông (quận Bình Tân), khu vực Nhà văn hóa huyện Củ Chi, Đền Bến Nọc (thành phố Thủ Đức) và Công viên văn hóa Gò Vấp (quận Gò Vấp).

Đón năm Giáp Thìn, người dân Thành phố Hoa phượng đỏ sẽ được chiêm ngưỡng pháo hoa tại 12 điểm bắn pháo hoa tầm cao xen pháo hoa tầm thấp tại các địa điểm như Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố-hồ Tam Bạc, hồ An Biên, sân Huyện ủy Thủy Nguyên, Sân vận động và sân thi đấu đa năng huyện Vĩnh Bảo, Sân vận động huyện Tiên Lãng, Nhà văn hóa thiếu nhi và bờ hồ huyện An Dương, Khu Cầu cảng Cát Bà, huyện Cát Hải…

Năm nay, người dân thành phố biển Đà Nẵng háo hức đón chờ đón những chùm pháo hoa lung linh sắc màu ở tầm cao và tầm thấp tại 3 điểm: đường Bạch Đằng (đoạn giao với đường Bình Minh 6), khu vực trước Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu, khu Trung tâm Hành chính huyện Hòa Vang. Pháo hoa sẽ được bắn theo phương pháp trình diễn pháo hoa nghệ thuật (không nhạc nền) sử dụng hệ thống tự động bắn pháo hoa FireOne và hệ thống bán tự động.

Cần Thơ - thành phố Trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa, trong đó một điểm bắn pháo hoa tầm cao ở khu vực Nhà hàng Hoa Sứ (quận Ninh Kiều). Bốn điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại quận Thốt Nốt (khu vực Khu đô thị Hoàng Gia), huyện Phong Điền (khu vực Công viên Phan Văn Trị), huyện Cờ Đỏ (khu vực Công viên Cờ Đỏ) và huyện Thới Lai (khu vực Quảng trường huyện).

Lung linh sắc màu tại các trọng điểm du lịch

Bắn pháo hoa trong đêm Giao thừa là dịp để các tỉnh, thành phố thu hút du khách trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Là nơi có Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, Giao thừa năm Giáp Thìn 2024, người dân và du khách đến Quảng Ninh sẽ chiêm ngưỡng pháo hoa tầm thấp tại 15 điểm ở thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, huyện Tiên Yên và thành phố Móng Cái.

Tỉnh Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt chào đón năm mới với điểm bắn pháo hoa tại thành phố Lào Cai và các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn.

Đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2024, vào đêm 30 Tết, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm là thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng và Tuần Giáo. Trong đó, thành phố Điện Biên Phủ sẽ bắn pháo hoa tầm thấp, loại 120 dàn ở khu vực bờ hồ Tỉnh ủy (phường Mường Thanh).

Mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, vùng đất kinh kỳ bên bờ sông Hương tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang.

Nhằm thu hút du khách, tỉnh Khánh Hòa tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại 3 điểm gồm: thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và huyện Vạn Ninh.

Nằm ven biển duyên hải miền Trung với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, tỉnh Bình Thuận tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa tầm thấp vào thời khắc đón Giao thừa tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình và huyện Hàm Thuận Bắc.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ bắn pháo hoa chào năm mới 2024 tại 9 điểm ở thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và huyện Long.

Đồng Tháp - Đất Sen hồng sẽ bắn pháo hoa tại 3 địa điểm gồm Công viên Văn Miếu (thành phố Cao Lãnh), Công viên Sa Đéc (thành phố Sa Đéc), Quảng trường Võ Nguyên Giáp (thành phố Hồng Ngự).

Ở cực Nam của Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng sẽ bắn pháo hoa tầm thấp tại hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 4 huyện: Đức Trọng, Bảo Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.

Chào năm mới 2024, tỉnh vùng cao Yên Bái tổ chức 8 điểm bắn pháo hoa tại: Khu vực trung tâm Km5 và khu vực Công viên Yên Hòa (thành phố Yên Bái); khu Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Căng và đồn Nghĩa Lộ (thị xã Nghĩa Lộ); cầu cổ Phúc, thị trấn cổ Phúc (huyện Trấn Yên); Khu Đô thị Evergreen (huyện Văn Yên); bờ hồ thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên); khu vực vườn hoa sân Ủy ban Nhân dân huyện Yên Bình và cầu Thác Ông (huyện Yên Bình).

Vào thời khắc giao hòa giữa đất trời và con người, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại 2 địa điểm là: Khu vực đồi Bảo tàng tỉnh và Khu vực đồi Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tỉnh, thành phố Tuyên Quang.

Đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tỉnh Sơn La tổ chức 5 điểm bắn pháo hoa tại Thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, huyện Phù, huyện Mường La và huyện Mai Sơn.

Cùng tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp, tỉnh Hà Nam chọn địa điểm tại tầng 10 Khách sạn Hòa Bình, thành phố Phủ Lý; tỉnh Bắc Giang tại 10 huyện, thành phố; tỉnh Thái Nguyên tại 7 địa điểm của 6 huyện, thành phố.

Tại Nghệ An - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và Năm Mới, trên phố đi bộ thành phố Vinh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật Đêm hội tuổi trẻ “Vinh Youthful Countdown 2024” - Chào đón Giao thừa Xuân Giáp Thìn, đếm ngược chào đón năm mới và màn bắn pháo hoa rực rỡ.

Đêm 30 Tết, người dân phố núi Đắk Lắk háo hứng chào đón những màn pháo hoa lung linh sắc màu tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Tết năm nay, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Chương trình lễ đón Giao thừa kết hợp bắn pháo hoa tại quảng trường thành phố Vĩnh Long và hai cụm là: cụm các huyện Long Hồ-huyện Mang Thít-huyện Vũng Liêm (điểm bắn tại huyện Mang Thít), cụm các huyện Trà Ôn-huyện Tam Bình-thị xã Bình Minh-huyện Bình Tân (điểm bắn tại huyện Tam Bình).

Tại Kiên Giang, hai địa điểm pháo hoa được bắn tại thành phố Rạch Giá và Phú Quốc. Tỉnh tổ chức Lễ hội đón Giao thừa chung tại thành phố Rạch Giá với chương trình nghệ thuật tổng hợp chào Xuân Mới, giới thiệu thành tựu kinh tế-xã hội của Kiên Giang năm 2023 và kỳ vọng năm 2024.

Nơi Đất mũi Cà Mau - địa đầu Tổ quốc, vào thời khắc Giao thừa, tỉnh sẽ bắn pháo hoa tại Quảng trường, thành phố Cà Mau, được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cà Mau (CTV) phát sóng trực tiếp.

Người dân trên khắp mọi miền đang rất háo hức chờ đợi những màn pháo hoa rực rỡ, hân hoan chào đón Xuân mới-Xuân Giáp Thìn 2024./.

Hai điểm bắn pháo hoa tầm cao được bố trí tại đầu đường hầm vượt Sông Sài Gòn (thành phố Thủ Đức) và Đền Tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi).

Không chỉ là những cá nhân mà các phương tiện truyền thông đại chúng cũng sử dụng từ ngữ chưa thống nhất.

Ngay trên một tờ báo cũng có sự khác nhau giữa các tin, bài và phổ biến hơn là giữa các trang tin ở trong nước với các trang tin ở nước ngoài.

Có thể ai đó cho là "viết sao cũng hiểu mà", nhưng thiết nghĩ sẽ hay hơn nếu mọi người để ý hơn để viết đúng hơn, nhất là khi báo, đài thường được kỳ vọng sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn.

Nhắc đến những người từng đảm nhận các chức vụ, công việc nào đó mà nay đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc nữa, nhiều báo, đài dùng từ "nguyên".

Chẳng hạn, nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng, nguyên tổng giám đốc... Tuy nhiên, cũng phản ánh về những cá nhân như thế ở nước ngoài thì hầu hết các trang quốc tế của các báo đều dùng "cựu". Ví dụ: cựu tổng thống Mỹ Obama, cựu tổng thống Ukraine Saakashvili...

"Cựu" tức là cũ, thuộc thời trước, trái với "tân" (mới) hoặc "trước kia từng là" ứng với người giữ chức vụ, phận sự nào đó. Còn "nguyên" là cái gốc, cái vốn có từ ban đầu.

Đối với những người đã nghỉ, đã thôi không còn giữ chức nữa thì dùng "cựu" như cách thường dùng nêu trên của các trang báo quốc tế là rất chính xác.

Như thế, khi đưa tin mới xảy ra đối với ông Lê Quang Thung, người giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Cao su Việt Nam từ tháng 3-2010 và về hưu vào đầu tháng 1-2012, từ "cựu" nên được chọn lựa vì vừa đúng vừa ngắn để viết là "khởi tố cựu chủ tịch tập đoàn cao su".

Với người còn làm việc, đang giữ chức vụ, khi muốn thông tin về công việc, chức vụ trước đó của họ thì dùng "nguyên".

Ở nước mình, do có nhiều người có nhiều chức nên để đỡ rối thì có thể chọn chức liền trước đó để giới thiệu. Ví dụ, nói về ông Trương Quang Nghĩa - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - thì có thể ghi thêm là "nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải".

"Nguyên", "cựu" không theo quy chuẩn nào

Các nhà ngôn ngữ học cũng bàn luận nhiều nhưng mỗi người giải nghĩa theo cách hiểu của riêng mình.

Có nhiều ý kiến cho rằng từ "cựu" là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó của mình thì về hưu luôn, không còn làm chức vụ khác nữa; còn từ "nguyên" là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó nhưng không về hưu mà vẫn tham gia một số chức vụ khác nữa.

Ví dụ: ông H hiện nay là bí thư thành ủy nhưng ông là nguyên bộ trưởng.

Trên các sách báo và các phương tiện thông tin của nước ta, việc dùng hai từ "nguyên" và "cựu" không tuân theo một quy chuẩn nào mà tùy thuộc vào mục đích của người dùng.

Ví dụ: đối với những cá nhân đều gọi là "nguyên", chứ không gọi là "cựu".

Không chỉ đối với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, mà đối với cả người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gọi là "nguyên".

Ví dụ: bị cáo Phạm Thanh B, nguyên là chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Y...

Còn từ "cựu" chỉ được dùng đối với danh từ chung (số nhiều) như: họ đều là cựu sinh viên Trường Chu Văn An; các cựu chiến binh, cựu quân nhân, cựu thanh niên xung phong...

Xem ra việc dùng hai từ "nguyên" và cựu" cũng phức tạp và nếu dùng không đúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Tối 28/9/2023, tại Thành phố Chí Linh - Hải Dương diễn ra Lễ khai mạc Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu khách mời và hàng vạn người dân và du khách. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, tiếp sóng trên các Đài phát thanh - truyền hình Hải Dương, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố.

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.

Phát biểu chào mừng tại Lễ khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng khẳng định: Chí Linh là vùng đất thiêng, vùng đất “Địa linh nhân kiệt’’; là bức họa sơn thủy hùng vĩ, có hào khí và uy linh của trời đất; vùng đất này có lịch sử, văn hóa gắn với xứ Đông và cả nước. Với những di sản văn hóa vô giá như Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai - Ngũ Đài Sơn - Chí Linh Bát cổ, gắn với tên tuổi những anh hùng, hào kiệt sáng mãi sử xanh như: Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người thầy của mọi thời đại Chu Văn An, nữ tiến sỹ đầu tiên, bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ và rất nhiều danh nhân kiệt xuất khác...; thiên nhiên và văn hóa đan xen, cùng với con người đôn hậu, hào sảng. Đây chính là tài nguyên phong phú và hấp dẫn để phát triển kinh tế du lịch.

Kế thừa và phát huy truyền thống rất đỗi tự hào của quê hương, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc thành phố Chí Linh đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tập trung xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển văn hoá, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là nguồn lực và động lực cho phát triển.

Đồng chí Trần Đức Thắng đánh giá cao và ghi nhận sáng kiến của Thành phố trong việc tổ chức Chương trình Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 nhằm từng bước xây dựng một thương hiệu văn hoá đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hoá căn cốt của dân tộc, thể hiện sức sống, sức lưu truyền, lan toả của tinh hoa văn hóa dân tộc; tạo cơ hội để kết nối di sản văn hoá từ các địa phương trong cả nước. Đồng chí tin tưởng rằng, thông qua chuỗi sự kiện trong chương trình, sẽ là nền móng khởi đầu quan trọng để Thành phố Chí Linh, cũng như tỉnh Hải Dương tiếp tục có bước phát triển mới trong ngành dịch vụ du lịch. Là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư, làm thay đổi diện mạo ngành du lịch cả về chất và lượng, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong các ngành kinh tế của Thành phố và tỉnh Hải Dương, góp phần hiện thực có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 17.

Phát biểu khai mạc Festival, đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Chí Linh cũng cho biết: Với chủ đề “Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng”, Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 là Lễ hội văn hóa lớn lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Chí Linh, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Chương trình nghệ thuật Khai mạc Festival; Tết trung thu và Diễn diễu các linh vật trên đường phố; Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Khu di tích quốc gia đền Mẫu Sinh - đền Thánh Hóa; Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu và triển lãm sinh vật cảnh gắn với hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các hoạt động Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023. Thành phố Chí Linh mong muốn đưa sự kiện này trở thành hoạt động văn hóa, du lịch, tâm linh, trải nghiệm mới, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa và Quy hoạch phát triển thành phố Chí Linh đến năm 2040. Đồng thời, phối hợp với ngành Văn hoá tham mưu cho 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét công nhận quần thể di tích danh thắng Yên Tử - Côn Sơn, Kiếp Bạc - Vĩnh Nghiêm là Di sản văn hoá thế giới.

Đến với lễ khai mạc Festival Chí Linh - Hải Dương 2023, các đại biểu được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Chí  Linh - Hải Dương: Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng” được dàn dựng công phu, hoành tráng. Sân khấu được thiết kế với diện tích 760m2, tổng màn hình Led 360m2. Đây là sân khấu hoành tráng nhất của tỉnh Hải Dương và thành phố Chí Linh từ trước đến nay; dàn âm thanh ánh sáng đủ phục vụ cho 02 vạn người tham dự.

Với sự sáng tạo của Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng, chương trình nghệ thuật có sự tham gia của 300 nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn các ca khúc đặc sắc, sáng tác mới về Chí Linh, Hải Dương. Cố vấn nghệ thuật NSƯT Lê Chức, dẫn chương trình Lê Anh - Mỹ Lan và sự góp mặt, thể hiện của Sao mai Hoàng Tùng, Minh Quân, Sao mai Lê Anh Dũng, Sao mai Lương Nguyệt Anh, Sao mai Ngọc Ký, Sao mai Nguyễn Thu Thủy, Sao mai Tiến Hưng, ca sĩ Lê Anh, ca sĩ Lê Trang…; phần trình diễn của Liên đoàn Lân sư Rồng Việt Nam đến từ 10 tỉnh, thành phố… đã mang đến các tiết mục hấp dẫn, thể hiện tràn đầy sức sống của vùng đất giàu khát vọng.

Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 còn là nơi hội ngộ, giao lưu văn hóa các làn điệu Hát Văn (Chí Linh, Hải Dương), Hát Then (dân tộc Tày thành phố Lạng Sơn, thành phố Chí Linh), Hát Sloonghao (dân tộc Sán Dìu (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; thành phố Chí Linh); Hát Quan họ (thành phố Bắc Ninh); Hát múa Khèn (dân tộc H’Mông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La),…

Trong khuôn khổ của chương trình Lễ khai mạc là màn bắn pháo bông tầm thấp, pháo hoa xoay, màn dù bay và khinh khí cầu lớn,... tạo ấn tượng đặc biệt, mở màn cho một Festival nhiều đặc sắc, hấp dẫn, mới lạ./.