TP HCMThực khách sẽ được các đầu bếp trong hệ thống Saigontourist Group phục vụ hơn 350 món ăn, thức uống tại lễ hội văn hóa ẩm thực, từ ngày 20/4 đến 23/4.
TP HCMThực khách sẽ được các đầu bếp trong hệ thống Saigontourist Group phục vụ hơn 350 món ăn, thức uống tại lễ hội văn hóa ẩm thực, từ ngày 20/4 đến 23/4.
Dọc theo phố đi bộ Nguyễn Huệ tại Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp nhiều quán cà phê với thiết kế độc đáo, không gian sáng tạo và view hướng phố cực đẹp. Đây là những địa điểm lý tưởng để thư giãn, nhâm nhi ly cà phê và ngắm nhìn nhịp sống sôi động của thành phố.
Một số quán nổi bật có thể kể đến như:The Loft, Saigon Oi, Buihaus Coffee & Workshop….
Trước khi trở thành con đường hiện đại như ngày nay, phố đi bộ Nguyễn Huệ từng là một dòng kênh mang tên Kinh Lớn (Grand Canal), nối liền sông Sài Gòn với thành Bát Quái – Tòa thành được Nguyễn Ánh xây dựng vào năm 1790. Đây từng là trung tâm giao thương nhộn nhịp và được người dân gọi là kinh Chợ Vải.
Vào thời kỳ đô thị hóa, khi người Pháp quy hoạch lại thành phố, con kênh vẫn được giữ lại, hai bên là hai con đường được gọi là Quai Charner và Quai Rigault de Genouilly từ năm 1865.
Tuy nhiên, do kênh bị ô nhiễm nặng nên chính quyền đã quyết định lấp toàn bộ dòng kênh vào năm 1887, tạo nên đại lộ Charner. Người dân thời bấy giờ vẫn quen gọi con đường này là “đường Kinh Lấp”. Đến năm 1955, đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ, để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Tháng 10 năm 2014, đường Nguyễn Huệ được đóng lại để thi công cải tạo thành phố đi bộ. Công trình này kéo dài 670m, từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng, với các hạng mục hiện đại như lát đá granite, đài phun nước, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật và cây xanh.
Sau hơn 6 tháng thi công, phố đi bộ Nguyễn Huệ Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29 tháng 4 năm 2015, trở thành điểm hẹn văn hóa và vui chơi bậc nhất của người dân Sài Gòn.
Người dân TP.HCM khi tham gia sự kiện ẩm thực "Chợ Lớn Food Story" có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của Quận 5.
Đây cũng là cơ hội để các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Quận 5 quảng bá thương hiệu đến người dân và du khách. Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story lần thứ hai thứ hai năm 2024 với chủ đề "Mỹ vị mì và bánh" sẽ được diễn ra từ ngày 6 – 8.12. Đây là dịp các nhà hàng, quán ăn đặc trưng nổi tiếng trên địa bàn Quận 5 thể hiện những tinh túy của nền ẩm thực truyền thống. Đến với lễ hội, người tham dự sẽ trải nghiệm, thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng, các món Việt như trà, cà phê, nước mát, chè…, các món Hoa như mì, hủ tiếu, sủi cảo, các loại bánh… Bên cạnh đó, mọi người có cơ hội tìm hiểu các sản phẩm, nguyên liệu nấu ăn tại các tọa đàm về ẩm thực, tham gia trải nghiệm chế biến món ăn thông qua các workshop vào bếp. Sự kiện dự kiến sẽ có khoảng 50 gian hàng (tăng 30% số lượng gian hàng so với năm 2023), các đơn vị khi đăng ký tham gia phải có địa chỉ nhà hàng, quán ăn cụ thể.
Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8.12 ẢNH: DƯƠNG LAN
Ông Trần Minh Sang, Trưởng phòng Kinh tế Quận 5 cho hay, "Ăn Quận 5, nằm Q.3, la cà Q.1" là câu cửa miệng của nhiều người trong suốt bao đời nay. Kinh doanh ẩm thực có thể coi là phát triển ngành nghề truyền thống của người dân Quận 5.
Với mong muốn sẽ đem ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch của TP.HCM, lễ hội ẩm thực Chợ Lớn dự kiến sẽ tổ chức mỗi năm một lần với các chủ đề khác nhau nhằm thu hút sự tham gia của người dân và du khách.
"Chúng tôi sẽ dựa vào thời gian để ưu tiên những đơn vị đăng ký sớm nhất lựa chọn vị trí theo sơ đồ của lễ hội.
Mục tiêu không phải thông qua lễ hội để các đơn vị có doanh thu cao mà sẽ quảng bá thương hiệu với món ăn độc đáo trên địa bàn Quận 5 đến người dân và du khách.
Về giá cả, chúng tôi sẽ cân đối để người dân tham gia lễ hội có thể thưởng thức các món với giá không đắt, không rẻ, bảo đảm đúng giá và chất lượng", ông Sang cho hay. Bà Đào Thị Ánh Tuyết, Phó phòng Kinh tế Quận 5 chia sẻ, giá bán các món ăn tại lễ hội sẽ tương tự với giá được bán tại nhà hàng, quán ăn.
Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn lần thứ nhất đông người tham gia
Đội ngũ bếp, nhân viên tại nhà hàng và sẽ có mặt tại lễ hội để rút ngắn thời gian chờ đợi cho thực khách. "Năm nay, chúng tôi cũng sắp xếp lực lượng tình nguyện viên, lực lượng công an tuần tra canh gác để cảnh báo với người dân tham gia lễ hội.
Chúng tôi cũng mong người dân không chủ quan để hạn chế tình trạng móc túi, cướp giật trong thời gian diễn ra lễ hội", bà Tuyết thông tin. Sự kiện góp phần xây dựng và quảng bá Quận 5 trở thành một trong những điểm đến về ẩm thực hấp dẫn của người dân, du khách trong và ngoài nước.
Đồng thời giới thiệu, tôn vinh xây dựng thương hiệu ẩm thực "Ăn ngon Quận 5" hướng đến mục tiêu đưa Quận 5 trở thành điểm đến du lịch ẩm thực đặc trưng của thành phố.
Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn dự kiến thu hút sự tham gia của nhiều người
Nguyễn Huệ phố đi bộ là nơi thường xuyên diễn ra các màn biểu diễn đường phố từ âm nhạc, nhảy múa đến xiếc nghệ thuật, tất cả đều mang đến một không khí vui tươi, sôi động.
Đặc biệt vào các ngày cuối tuần, những chương trình nghệ thuật lớn như biểu diễn ánh sáng, nhạc nước cũng thường xuyên được tổ chức tại đây, thu hút đông đảo người xem.
Khi thành phố lên đèn, phố đi bộ Nguyễn Huệ trở nên lung linh và rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh sáng từ các tòa nhà cao tầng và đài phun nước kết hợp tạo nên khung cảnh tráng lệ.
Vào ban đêm, phố đi bộ không chỉ đẹp mà còn nhộn nhịp với nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn âm nhạc đường phố, các buổi triển lãm nghệ thuật và những màn trình diễn ánh sáng độc đáo.
Dọc phố đi bộ và các khu vực lân cận, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn đường phố hấp dẫn như bánh tráng nướng, trà sữa, nước mía hay các quầy ăn vặt mang đậm hương vị Sài Gòn.
Hãy đến và trải nghiệm không khí sôi động, tận hưởng những món ăn ngon và tham gia vào các hoạt động đặc sắc chỉ có tại phố đi bộ Nguyễn Huệ về đêm!
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà nhiều người thường thắc mắc khi tham quan phố đi bộ Nguyễn Huệ. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích để chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn!
Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn mở cửa để phục vụ người dân và du khách. Tuy nhiên, vào tối thứ Bảy và Chủ Nhật từ 18h00 đến 22h00, xe máy và các phương tiện giao thông sẽ bị cấm lưu thông để dành riêng không gian cho người đi bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vui chơi, giải trí.
Có thể gửi xe khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ tại nhiều địa điểm thuận tiện như:
Không, hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tham quan thoải mái mà không phải lo lắng về bất kỳ khoản phí nào.
Có, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ có khá nhiều điểm tham quan như Nhà thờ Đức Bà (khoảng 500m), Bưu điện Thành phố (khoảng 300m) hay Chợ Bến Thành (khoảng 800m),…
Có. Nhà vệ sinh ở phố đi bộ Nguyễn Huệ và các khu vực lân cận có khá nhiều nhằm phục vụ khách tham quan. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ công cộng trong các trung tâm thương mại gần đó.
Nhìn chung, phố đi bộ ở Nguyễn Huệ là tụ điểm lý tưởng để du khách tận hưởng không khí sôi động, tham gia các hoạt động nghệ thuật và khám phá vẻ đẹp của trung tâm TP.HCM. Để chuyến đi thêm phần thuận tiện, du khách có thể sử dụng dịch vụ xe điện Xanh SM, giúp di chuyển đến phố đi bộ Nguyễn Huệ nhanh chóng và thoải mái mà không lo mệt mỏi nhé.