Nêu Những Áp Lực Trong Học Tập

Nêu Những Áp Lực Trong Học Tập

2. Những câu chuyện truyền cảm hứng về áp lực học tập

2. Những câu chuyện truyền cảm hứng về áp lực học tập

Câu chuyện 1: Học sinh tìm ra cách vượt qua áp lực học tập để thành công

Mới đây, Tạp chí Giáo dục Thành phố HCM đã đăng tải bài viết về học sinh Nguyễn Hoàng Minh Thông (học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn) biết tạo ra năng lượng tích cực để vượt qua áp lực, đạt thành tích cao trong học tập.

Theo đó, Minh Thông đã chọn cho mình một môn thể thao để vận động, giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Đó là môn cầu lông. “Cầu lông là môn thể thao yêu thích nhất của em. Có những ngày em học rất nhiều nhưng khi chơi cầu lông giúp em giải tỏa căng thẳng, áp lực tinh thần. Đặc biệt, môn cầu lông còn tạo cho em động lực để học tập tốt hơn. Em nghĩ, các bạn nên cố gắng kết hợp giữa việc học với rèn luyện thể thao để tạo niềm vui cho bản thân, qua đó tiếp thu kiến thức tốt hơn”, Minh Thông chia sẻ.

Với bí quyết vừa học vừa chơi thể thao tốt, suốt 12 năm liền Minh Thông luôn đạt thành tích học sinh giỏi. Cạnh đó, em còn đạt thành tích cao trong nhiều kỳ thi như: Giải nhì kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp thành phố; giải nhì Cuộc thi Olympic tiếng Anh trên internet dành cho học sinh THPT toàn quốc...

Minh Thông có mẹ làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) - nhà giáo Du Hoàng Hậu - nhưng em chưa bao giờ có thái độ ỷ lại, thay vào đó em luôn cố gắng phấn đấu trong học tập để khẳng định bản thân, năng lực của mình. Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023, Minh Thông trúng tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) với tổ hợp: Toán (8,8 điểm), lý (8,75 điểm), tiếng Anh (9,8 điểm) (Nguồn: Tạp chí Giáo dục TP.HCM).

ÁP LỰC HỌC TẬP LÀ GÌ? 06 CÁCH VƯỢT QUA ÁP LỰC HỌC TẬP KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC

Trong hành trình học tập, áp lực học tập được coi là thách thức lớn nhất mà học sinh phải đối mặt, đặc biệt là khi quay lại trường học vào năm học mới sau một kì nghỉ hè. Áp lực học tập có thể được hiểu là trạng thái căng thẳng. Lo lắng, do những yêu cầu, kỳ vọng đặt ra. Đây có thể là sự kỳ vọng về điểm số của ba mẹ, sự cạnh tranh với bạn bè hay đến từ chính bản thân các bé với mục tiêu chính mình đặt ra.

Áp lực học tập không chỉ đơn giản là việc hoàn thành bài tập hay đạt điểm số cao trên lớp mà còn là nỗi lo lắng về tương lai, khả năng đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Khi bé quay lại trường học vào năm học mới, việc nhận diện và đối phó với áp lực học tập càng trở nên quan trọng bởi sự chuyển đổi của một khoảng thời gian dài vui chơi, nghỉ ngơi sang môi trường học tập nghiêm túc với các nhiệm vụ mỗi ngày có thể gây ra nhiều lo lắng cho học sinh. Các bé phải thích nghi với việc dậy sớm mỗi ngày, di chuyển đến trường, tham gia các lớp ngoại khóa và hoàn thành bài tập về nhà vào mỗi tối.

Nếu áp lực học tập khi quay lại trường học xảy ra và không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định. Hiệu quả học tập giảm sút, sức khỏe tinh thần và thể chất đi xuống, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, trong bài viết dưới đây, eTeacher sẽ cung cấp cho ba mẹ và bé về những dấu hiệu cho thấy con đang gặp áp lực trong học tập và bí quyết để vượt qua chúng. Mời ba mẹ và các em theo dõi!

Áp lực học tập khi quay lại trường học là tình trạng căng thẳng, lo âu mà học sinh cảm nhận khi phải đối mặt với những yêu cầu và kỳ vọng học tập từ bản thân, gia đình và xã hội. Sự chuyển đổi từ môi trường thoải mái trong kì nghỉ sang môi trường học tập nghiêm túc khiến bé phải đối diện với một lượng công việc mới. Làm bài tập về nhà, chuẩn bị cho các kỳ thi,… khiến bé bị căng thẳng, mất tự tin trong việc theo tiến độ học tập.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực học tập khi quay lại trường là kỳ vọng đến từ gia đình và xã hội. Nhiều gia đình có đòi hỏi cao về thành tích học tập, mong muốn con đạt điểm cao hoặc đỗ vào các trường danh tiếng. Áp lực này càng gia tăng khi bé bị cảm giác cạnh tranh với bạn bè chi phối, sự so sánh này dễ khiến học sinh cảm thấy bất an, lo lắng và tự đặt mình vài trạng thái căng thẳng.

Khối lượng bài vở quá tải cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng của bé. Khi quay lại trường sau một kỳ nghỉ dài bé phải đối mặt với sự gia tăng về khối lượng bài tập, dự án nhóm, tiếp thu kiến thức mới tạo ra sự căng thẳng khi bé phải hoàn thành hết chúng, đặc biệt khi không thể hoàn thành đúng hạn, bé sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi bị thầy cô trách phạt, bị điểm thấp, dẫn đến áp lực học tập khi quay lại trường sau khoảng thời gian vui chơi trong kỳ nghỉ hè.

Khi khối lượng bài vở nhiều mà bé không biết quản lý thời gian sẽ càng làm cho áp lực học tập trở nên kinh khủng hơn. Nhưng sự thật là đa số học sinh đều chưa biết cách để quản lý thời gian hiệu quả, điều này thường dẫn đến tình trạng trì hoãn, làm việc vào giờ chót và căng thẳng do không đủ thời gian hoàn thành công việc.

Cuối cùng, sự thay đổi về môi trường cũng góp phần làm gia tăng áp lực học tập khi quay lại trường của bé. Khi bé quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè, lên một cấp học mới hay học theo phương pháp giảng dạy của một giáo viên mới khiến bé phải cố gắng để thích nghi, theo kịp tiến độ.

Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của áp lực học tập là những vấn đề về thể chất. Học sinh có thể gặp tính trạng mất ngủ do căng thẳng kéo dài, suy nghĩ quá nhiều về bài tập, kì thi hoặc những kỳ vọng cao của gia đình và xã hội. Mất ngủ làm giảm sức đề kháng, khiến học sinh mệt mỏi, kiệt sức và khó tập trung học tập. Bên cạnh đó, áp lực học tập còn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên do sự căng thẳng tích tụ trong cơ thể.

Về mặt tâm lý, áp lực học tập khi quay lại trường học gây ra cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài vì học sinh thường cảm thấy lo lắng về khả năng đạt được những mục tiêu học tập của mình hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ. Cảm giác này làm các bé không còn tự tin, nghi ngờ khả năng của bản thân.

Khi áp lực tăng cao, bé sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tình hình học tập. Nếu không được can thiệp và có giải pháp kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay lo âu mãn tính.

Áp lực học tập khi quay lại trường học cũng được thể hiện qua những thay đổi trong hành vi của học sinh. Một trong những dầu hiệu phổ biến mà ba mẹ có thể nhận ra là trốn tránh nhiệm vụ. Bé có thể bỏ qua không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc trốn tránh cả những buổi học trên lớp. Sự trốn tránh này dần dần sẽ làm giảm sút hiệu quả học tập, càng tạo ra sự tụt lùi của bé so với bạn bè, việc học lúc này đối với bé là nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết.

3.1. Lập kế hoạch học tập hợp lý

Việc lập kế hoạch học tập hợp lý là một bí quyết quan trọng để bé vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Để làm điều này học sinh cần biết cách phân chia thời gian một cách hiệu quả và khoa học. Bước đầu tiên là xác định rõ nhiệm vụ cần hoàn thành từ bài tập về nhà, các dự án nhóm hay ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ. Sau đó, bé nên lập danh sách nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và thời hạn để hoàn thành nó.

Một kế hoạch học tập hợp lý cần cụ thể và linh hoạt. Bé nên chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và thực hiện. Đi kèm với kế hoạch học tập, một thời gian biểu các việc cần làm hàng ngày sẽ giúp bé quản lý kế hoạch học tập tốt hơn. Bé nên dành thời gian cố định mỗi ngày cho việc học tập, đồng thời không quên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí hợp lý để tái tạo năng lượng. Sự cân bằng này sẽ giúp bé giảm căng thẳng đáng kể, tránh tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.

3.2. Tạo thói quen học tập tích cực

Một trong những cách hiệu quả để duy trì thói quen học tập tích cực là tạo ra một không gian học yên tĩnh, thoải mái và không có sự phân tâm. Không gian học tập nên được thiết kế gọn gàng, ánh sáng đầy đủ và đủ các dụng cụ học tập cần thiết như đèn học, bàn ghế, bút, sách vở. Điều này góp phần giúp bé tập trung hơn vào bài vở, tránh bị sao nhãn bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử như TV, điện thoại.

Học tập đều đặn cũng là cách để tạo nên thái độ học tập tích cực. Học sinh nên cố gắng học vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tạo ra một thói quen ổn định giúp cơ thể và tâm trí quen với việc học. Việc này sẽ giúp bé dễ dàng vào guồng học tập, làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, việc học đều đặn mỗi ngày còn giúp bé tránh học khối lượng lớn kiến thực trong một lúc, giảm tình trạng căng thẳng.

Để thời gian học tập diễn ra một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cũng nền rèn luyện cho bé sự tập trung. Khi học tập, bé chỉ nên tập trung vào sách vở, tránh tuyệt đối các yếu tố gây mất tập trung xung quanh, hay vừa học vừa làm việc khác như lướt điện thoại, xem TV. Học sinh có thể tìm hiểu các mẹo học tập điển hình như phương pháp Pomodoro với các khoảng thời gian học xen kẽ thời gian nghỉ ngơi giúp duy trì sự tập trung cao độ mà không bị kiệt sức.

3.3. Học cách quản lý thời gian

Để quản lý thời gian và học tập một cách hiệu quả tránh gây căng thẳng thì bé cần biết sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo thứ tự ưu tiên. Bé có thể làm việc này bằng cách phân loại các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp. Những công việc quan trọng và có thời hạn hoàn thành gần nhất phải được ưu tiên đầu, những nhiệm vụ ót quan trọng hơn có thể xử lý sau. Bằng cách này, học sinh sẽ tránh được tình trạng căng thẳng khi đối mặt với quá nhiều việc cùng lúc.

Tránh trì hoãn cũng là một kỹ năng bé cần có để quản lý thời gian hiệu quả. Trì hoãn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực học tập khi công việc tích tụ và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Để tránh trì hoãn, học sinh nên bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện, từ đó tạo đà cho những nhiệm vụ lớn hơn.

Tham khảo thêm Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả cho năm học mới

Tập thể dục và thư giãn cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống học tập. Tham gia các hoạt động thể thao không chỉ cải thiện về thể chất mà còn có tác dụng tích cực đến tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng. Các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga hoặc đơn giản là đi bộ đều có thể giúp học sinh giải tỏa áp lực, tăng cường sự tập trung và năng lượng để đối mặt với những thử thách trong học tập.

Bên cạnh tập thể dục, thư giãn qua các hoạt động giải trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Học sinh nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc xem phim. Những hoạt động này giúp tâm trí được nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực học tập khi quay lại trường học.

Việc duy trì các thói quen thể dục và các hoạt động giải trí không chỉ giúp học sinh cân bằng giữa học tập và cuộc sống mà còn tạo một tinh thần sảng khoái, tự tin hơn. Những thói quen này sẽ giúp bé đối phó với áp lực học tập khi quay lại trường học một cách hiệu quả.

3.5. Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc

Bé học cách giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Khi bé bị áp lực, việc giữ kín cảm xúc có thể dẫn đến sự căng thẳng ngày càng tăng, gây hại cho sức khỏe tinh thần và hiệu suất học tập. Thay vào đó, việc nói chuyện với gia đình, thầy cô, bạn bè về những áp lực đang gặp phải là một cách để giải tỏa áp lực tâm lý.

Người thân và bạn bè là những người gần gũi nhất, có thể hiểu và thông cảm cho mọi áp lực của bé. Qua các cuộc trò chuyện bé sẽ cảm nhận được sự đồng cảm, những lời khuyên hữu ích và những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề. Đôi khi việc nói ra những gì mình lo lắng cũng đủ để làm dịu căng thẳng và tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn.

Thầy cô cũng là một lựa chọn hợp lý để bé chia sẻ vì họ là những người có kinh nghiệm, hiểu rõ những gì bé đang trải qua. Họ có thể đưa ra những lời khuyên chuyên môn, giúp bé điều chỉnh phương pháp học tập hoặc là tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình học tập.

Học cách nói ‘không” cũng là một kỹ năng học sinh cần có để bảo vệ bản thân khỏi những áp lực không cần thiết. Trong môi trường học đường, bé phải đối mặt với nhiều yêu cầu đến từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Những yêu cầu này đôi khi vượt qua khả năng của bé dẫn đến tình trạng quá tải, căng thẳng.

Ba mẹ có thể giúp bé rèn luyện bằng cách dạy bé từ chối một cách khéo léo và tự tin. Trước hết, bé cần hiểu rằng việc nói “không” không có nghĩa là từ chối tất cả mọi thứ mà là biết chọn lọc và nhận giới hạn của bản thân. Khi đối mặt với một yêu cầu, bé nên cân nhắc mình có đủ năng lực, thời gian để hoàn thành hay không. Nếu yêu cầu đó nằm ngoài khả năng học tập của bé, bé có thể nói từ chối một cách lịch sự.

Việc từ chối những nhiệm vụ không cần thiết sẽ giúp bé có đủ thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp bé trong việc học tập mà còn là công việc và cuộc sống sau này.

Áp lực học tập khi quay lại trường học là một phần thiết yếu và hầu như không thể tránh khỏi của mỗi học sinh. Tuy nhiên , điều quan trọng là bé biết cách nhìn nhận đúng đắn và đối phó với áp lực hiệu quả. Những cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi với việc học tập là rất đỗi bình thường, đặc biệt là khi quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè.

Ba mẹ hiểu và biết cách hỗ trợ con vượt qua áp lực sẽ là yếu tố rất quan trọng để giúp bé đạt được kết quả học tập tốt, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên hữu ích với ba mẹ!

Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan

Cùng DOL phân biệt pressure và stress nhé! - Stress (căng thẳng hoặc áp lực tâm lý) thường được sử dụng để chỉ tình trạng căng thẳng về tâm lý hoặc tinh thần. Nó có thể do các yếu tố như công việc, tình cảm, tài chính hoặc sức khỏe. Khi bạn cảm thấy stress, bạn có thể trải qua các triệu chứng như lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, tăng cân hoặc giảm cân. - Pressure (sức ép hoặc áp lực) thường được sử dụng để chỉ tình trạng áp lực trong công việc hoặc học tập. Khi bạn đang bị áp lực, bạn có thể trải qua cảm giác căng thẳng, chán nản, đau đầu, hay cảm thấy bất an. Ví dụ: I'm stressed because of the pressure at work. (Tôi bị căng thẳng do áp lực công việc).

Nghị luận xã hội: Áp lực học tập