Theo đó, Nghị định số 104/2020/NĐ-CP sửa đổi điểm a và bổ sung điểm l khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 53/2015/NĐ-CP về đối tượng áp dụng. Cụ thể, bổ sung thêm 1 trường hợp cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ, chức danh: Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. Đồng thời, các trường hợp Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ không còn thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn (do các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã kết thúc hoạt động từ cuối năm 2017). Nghị định 104/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/9/2020.
Theo đó, Nghị định số 104/2020/NĐ-CP sửa đổi điểm a và bổ sung điểm l khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 53/2015/NĐ-CP về đối tượng áp dụng. Cụ thể, bổ sung thêm 1 trường hợp cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ, chức danh: Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. Đồng thời, các trường hợp Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ không còn thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn (do các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã kết thúc hoạt động từ cuối năm 2017). Nghị định 104/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 04/9/2020.
Cũng quy định về vấn đề thôi việc của viên chức, Nghị định 115 đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thôi việc cho viên chức. Cụ thể, khoản 3 Điều 57 Nghị định 115 quy định các bước viên chức xin thôi việc cụ thể như sau:
Bước 1: Viên chức làm thông báo bằng văn bản gửi đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nghỉ việc của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức .
Nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao không đồng ý cho viên chức biết.
Theo quy định này, viên chức xin thôi việc được giải quyết chế độ trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp nhận được văn bản đề nghị của viên chức (giảm 15 ngày so với quy định trước đây tại Nghị định số 29 năm 2012).
Từ ngày 01/7/2020 khi Luật sửa đổi năm 2019 chính thức có hiệu lực thì cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu hoặc nghỉ việc cũng “hết thời hạ cánh an toàn”.
Nếu phát hiện cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mà có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức kỷ luật đó (theo khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi).
Với viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi năm 2019.
Do đó, việc xử lý kỷ luật các đối tượng này được Chính phủ hướng dẫn cụ thể như sau:
- Kỷ luật xóa tư cách chức vụ, chức danh: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định kỷ luật;
- Kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo: Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật.
Riêng với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính Nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng ra quyết định xử lý kỷ luật.
- Bước 1: Căn cứ quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ đề xuất hình thức, thời điểm và thời gian thi hành kỷ luật.
- Bước 2: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trước đây, người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Thì nay, tại Điều 25 Nghị định 115, người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi:
- Không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự (như quy định trước đây);
- Có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Quy định này đồng nghĩa với việc, viên chức tập sự chỉ cần có hành vi vi phạm đến mức kỷ luật đã có thể bị chấm dứt hợp đồng làm việc mà không cần phải đến mức bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên như quy định cũ.
Như vậy, có thể thấy, hiện nay điều kiện thực hiện tập sự của viên chức đã bị “siết chặt” hơn so với quy định trước đây.
Về ưu tiên trong tuyển dụng viên chức, Nghị định 115 kế thừa hầu hết các quy định trước đây tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngoại trừ việc bổ sung thêm trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển là học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã…
Đồng thời, Nghị định này cũng loại bỏ khỏi danh sách ưu tiên 02 đối tượng là con của người hoạt động Cách mạng trước tổng khởi nghĩa từ ngày 19/8/1945 và đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện nay, Chính phủ đang hướng dẫn xử lý kỷ luật công chức tại Nghị định 34 năm 2011; kỷ luật viên chức nêu tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP. Đặc biệt, cán bộ đang là đối tượng chưa có văn bản riêng quy định về vấn đề này.
Để thuận lợi cho việc áp dụng quy định của pháp luật, Nghị định 112 mới được Chính phủ ban hành đã đồng thời hướng dẫn kỷ luật cả 03 đối tượng là cán bộ, công chức và viên chức. Ngoài ra, nhằm đồng bộ với Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Nghị định 112 cũng quy định cụ thể về việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Có thể thấy, với sự ra đời của Nghị định 112, Chính phủ đã thống nhất và đồng bộ hóa các quy định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức tại một văn bản. Qua đó giúp việc áp dụng vào thực tế được dễ dàng hơn.
Bổ sung quy định tái phạm khi kỷ luật cán bộ, công chức
Đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề tái phạm khi kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, khoản 8 Điều 2 Nghị định 112 nêu rõ:
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kẻ từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm
Đồng thời, ngoài thời hạn 24 tháng thi hành thì vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét kỷ luật.
Về vi phạm lần đầu, theo Nghị định 112, Chính phủ nêu rõ tùy vào mức độ của hậu quả gây ra mà cán bộ, công chức, viên chức có thể phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng:
- Khiển trách với cán bộ, công chức: Gây hậu quả ít nghiêm trọng về đạo đức, văn hóa giao tiếp, thực hiện trách nhiệm, kỷ luật lao động, lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi…
- Cảnh cáo với cán bộ, công chức: Gây hậu quả nghiêm trọng khi vi phạm các hành vi bị khiển trách…
- Hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách;
- Giáng chức với công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị khiển trách…
- Cách chức với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các hành vi bị khiển trách nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
- Thôi việc với công chức: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị khiển trách.
Như vậy, khi vi phạm lần đầu, cán bộ, công chức vẫn có thể bị hạ bậc lương, giáng chức hoặc cách chức, buộc thôi việc tùy vào mức độ vi phạm.