Phiên âm Hán Việt của chữ Hán 日月 (日 là nhật, “Mặt Trời” và 月 là nguyệt, “Mặt Trăng”).
Phiên âm Hán Việt của chữ Hán 日月 (日 là nhật, “Mặt Trời” và 月 là nguyệt, “Mặt Trăng”).
Có nhiều cách đi để đến Hồ Nhật Nguyệt tùy thuộc vào địa điểm ban đầu mà du khách lựa chọn bay đến đảo ngọc. Khi đi du lịch Đài Loan du khách sẽ hạ cánh tại 1 trong 3 sân bay quốc tế là: sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Bắc), sân bay quốc tế Cao Hùng (Cao Hùng) và sân bay quốc tế Đài Trung (Đài Trung). Từ đó có 3 cách chính để du khách di chuyển đến Hồ Nhật Nguyệt:
Du khách có thể lựa chọn đi đến Hồ Nhật Nguyệt bằng taxi. Chỉ cần nhập điểm đi và điểm đến, du khách dễ dàng di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào mà mình mong muốn. Dĩ nhiên, nếu sử dụng cách này thì chi phí sẽ tăng cao hơn bình thường nhưng bù lại thời gian đi lại sẽ tiết kiệm được rất nhiều.
Ngoài ra, một cách khác du khách có thể lựa chọn để đến Hồ Nhật Nguyệt là đi theo tour du lịch. Bằng hình thức này, đoàn tour sẽ thuê xe riêng để hỗ trợ du khách. Đi du lịch theo tour không chỉ giúp du khách du lịch Hồ Nhật Nguyệt mà còn dễ dàng đi tham quan tất cả các địa điểm nổi bật tại Đài Loan với chi phí phù hợp nhất.
Khi tham quan du lịch tự túc du khách nên sử dụng Google Map để hỗ trợ chuyến hành trình của mình. Đừng quên mua sim 4G Đài Loan để có thể truy cập được internet tại xứ Đảo. Du khách tìm mua Sim 4G Đài Loan tại các sân bay, cửa hàng tiện lợi hoặc tại ga tàu Đài Loan.
Sim du lịch Đài Loan là một trong những vật dụng thiết yếu khi khám phá xứ đảo
Đổi tiền mặt từ tiền Việt Nam (VND) sang tiền Đài Loan (TWD) là điều chắc chắn cần thiết. Du khách nên đổi tiền mặt ở trong nước trước khi sang đảo ngọc để nhận được tỷ giá tốt. Lưu ý tại xứ Đài, du khách không được mang qua 15 triệu tiền mặt trong người. Nếu du khách muốn du lịch tiết kiệm hơn nữa thì Easy Card chính là bí kíp “thần thánh” không thể nào bỏ qua.
Xem thêm: Easy Card là gì – Cách sử dụng Easy Card tại Đài Loan
Đài Loan là một quốc gia có hệ thống giao thông công cộng phát triển. Tại Việt Nam hệ thống tàu điện ngầm chưa được phổ biến nên nhiều du khách vẫn còn chưa quen thuộc với hình thức di chuyển mới lạ này. Travel to Taiwann mời bạn đọc tìm hiểu cách di chuyển bằng tàu điện ngầm tại Đài Loan qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Đi tàu điện ngầm Đài Loan thế nào?
Hồ nước nằm trên độ cao 748m so với mực nước biển, do đó du khách có thể tham quan Hồ Nhật Nguyệt quanh năm bởi khí hậu mát mẻ. Travel to Taiwann chia địa điểm này thành 3 quý trong năm như sau:
Hồ Nhật Nguyệt vào mùa xuân khi tham quan Làng văn hóa Cửu Tộc bằng cáp treo
Du khách du lịch Hồ Nhật Nguyệt sẽ không khỏi thích thú với rất nhiều hoạt động có thể tham gia tại nơi đây. Nếu du khách đã một lần tham gia trải nghiệm khám phá Hồ Tây, Hà Nội, thì khám phá Hồ Nhật Nguyệt cũng được xem như là điều “đặc sắc” không thể nào bỏ lỡ. Đây là đường dẫn Google Map để du khách dễ dàng hình dung Hồ Nhật Nguyệt.
Du khách từ Hồ Nhật Nguyệt, ghé thăm làng văn hóa thổ dân Formosan vào tháng 2 – tháng 4 là thời điểm thích hợp nhất. Vì vào thời điểm này hoa anh đào nở rộ và có nhiều lễ hội (festival) lớn diễn ra. Làng văn hóa thổ dân có tên gọi tiếng anh là Formosan Aboriginal Culture Village được thành lập vào năm 1986 để bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc Đài Loan.
Ghé thăm Làng văn hóa thổ dân Formosan vào mùa xuân để ngắm hoa anh đào
Tại đây có một số địa điểm đẹp để du khách chụp ảnh và tham gia trải nghiệm văn hóa bản địa. Travel to Taiwann đã từng đề cập đến địa điểm này tại một bài viết trước đây du khách có thể đọc thêm.
Xem thêm: Khám phá các công viên giải trí được yêu thích tại Đài Loan
Có rất nhiều khách sạn nằm dọc theo đường bờ Hồ Nhật Nguyệt. Tuy nhiên khách du lịch thường ở tại hai khu vực chính là bến Shuishe và Ita Thao. Shuishe chính là địa điểm du khách bắt xe bus từ Đài Trung đến, còn Ita Thao nằm đối diện, phía bên kia mặt hồ. Travel to Taiwann gợi ý cho du khách một vài địa điểm khách sạn tại đây.
Có nhiều lựa chọn chỗ ở khác nhau cho du khách tham quan Hồ Nhật Nguyệt
Một khách sạn khác nằm ở vị trí đẹp gần rìa bờ hồ
Chú ý cho du khách muốn lựa chọn khách sạn, nhà nghỉ tại Hồ Nhật Nguyệt.
Nếu du khách bay từ Việt Nam sang Đài Loan vào buổi sáng, tiếp tục di chuyển đến Hồ Nhật Nguyệt ngay thì rất có thể bạn sẽ đến hồ vào buổi chiều. Sau khi, ổn định chỗ ở xong xuôi, hoạt động đầu tiên bạn có thể làm tại đây là đi bộ dọc theo Đường mòn Hanbi vào lúc hoàng hôn.
Chụp ảnh tại Cầu tàu Tưởng Giới Thạch, Nhật Nguyệt Đàm
Đường mòn Hanbi là một con đường mòn nhỏ nằm gần bến tàu Shuishe chạy dọc theo bờ hồ và kết thúc lại Yule Pavilion. Trên con đường mòn này có một địa điểm được nhiều du khách check-in là Cầu tàu Tưởng Giới Thạch (Tên tiếng anh: Chiang Kai-shek Pier). Mặc dù chỉ là một bến cầu nhỏ nhưng góc chụp kết hợp với sông nước ở đấy chắc chắn sẽ để lại cho bạn một bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ.
Nếu du khách không ngại thức dậy sớm, ngắm bình minh tại bến Shuishe là hoạt động thích hợp dành cho bạn. Thời gian mặt trời mọc tại đây dao động từ 6 – 8h sáng. Đồng thời, hồ cũng được bao quanh bởi những ngọn núi cao nên mặt trời sẽ lên chậm hơn so với thông thường. Thời tiết ở trên núi lúc sáng sớm khá lạnh nên hãy bảo vệ sức khỏe bản thân bằng một chiếc áo khoác nhẹ.
Một trong những hoạt động tuyệt vời mà du khách có thể tham gia khi du lịch Hồ Nhật Nguyệt là đạp xe đạp vòng quanh hồ. Tại đây có hẳn một con đường Xiangshan dành riêng cho xe đạp với tổng độ dài quãng đường là 6km.
Đạp xe đạp quanh Hồ Nhật Nguyệt là trải nghiệm được nhiều du khách “du lịch ba lô” lựa chọn
Có nhiều cửa hàng cho thuê xe đạp nằm dọc trên tuyến đường Hồ Nhật Nguyệt. Du khách cũng có thể thuê xe đạp tại các cửa hàng nằm gần bến Shuishe. Giá thuê xe trung bình cho 2 giờ là 100 TWD/ giờ (khoảng 75.000 VND) và giới hạn trong ngày là 500 TWD. Du khách nên tham khảo nhiều cửa hàng và các loại xe khác nhau để lựa chọn được mức giá ưng ý nhất. Một hãng xe đạp được nhiều du khách lựa chọn mà Travel to Taiwann muốn giới thiệu cho bạn đọc là Yue Lake Backpackers.
Có nhiều cửa hàng gần bến Shuishe giúp du khách dễ dàng thuê xe đạp
Đạp xe tận hưởng gió trời, du khách hòa mình vào một không gian văn hóa mang đậm chất Đài Loan. Dừng xe tại bất cứ đâu mà bạn yêu thích để check-in chụp ảnh, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm “phải thử” khi du lịch xứ Đài.
Năm 2003, khai trương khu nghỉ dưỡng năm sao Vinpearl Nha Trang Resort, khu nghỉ dưỡng năm sao đầu tiên mang thương hiệu Vinpearl.
Năm 2004, khai trương Vincom Center Bà Triệu, trung tâm thương mại (TTTM) hiện đại đầu tiên tại Hà Nội.
Năm 2006, khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, biển đảo Hòn Tre, Nha Trang, Khánh Hòa.
Năm 2007, vận hành Cáp treo Vinpearl dài 3.320m nối Hòn Tre với đất liền. Niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu VIC.
Năm 2008, tham gia thành lập Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam PVF
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom tại Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Vingroup, chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội.Vingroup trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 100 triệu USD tại Singapore.
Tháng 2 năm 2010, Tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ đã mua lại cơ sở Technocom ở Ukraina và thương hiệu Mivina, giá mua được thỏa thuận là 150 triệu USD (gần chính xác) Vào thời điểm đó, Technocom có 3 nhà máy tại Kharkov là "Mivina-3″, "EF-G-FOOD" và "Pakservis", với 1900 người lao động và doanh thu hàng năm là khoảng 100 triệu đô la
Năm 2010, khai trương dự án Vincom Center Đồng Khởi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 11 năm 2011, đại hội cổ đông bất thường 2 Công ty Cổ phần Vincom và Vinpearl đã chính thức thông qua phương án sáp nhập để thành lập Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (Vingroup) với vốn điều lệ dự kiến sau sáp nhập là gần 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 265 triệu Đô la Mỹ) và mức vốn hóa khoảng 50.000 tỷ (tương đương khoảng 2,4 tỷ Đô la Mỹ)
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup.