Trước tháng 11/2003, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang hiện nay) thuộc tỉnh Cần Thơ. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị cấp xã trực thuộc, hiện huyện Châu Thành A gồm 4 thị trấn là Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc, Bảy Ngàn. Đây là huyện duy nhất ở Việt Nam có 4 thị trấn. Một số huyện khác của Việt Nam cũng có nhiều thị trấn là Thọ Xuân (Thanh Hóa), huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đức Hòa (Long An),…
Trước tháng 11/2003, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang hiện nay) thuộc tỉnh Cần Thơ. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị cấp xã trực thuộc, hiện huyện Châu Thành A gồm 4 thị trấn là Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc, Bảy Ngàn. Đây là huyện duy nhất ở Việt Nam có 4 thị trấn. Một số huyện khác của Việt Nam cũng có nhiều thị trấn là Thọ Xuân (Thanh Hóa), huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đức Hòa (Long An),…
Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang và là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An.
Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông bồi đắp nên Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.
Theo tiết a Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nhiệm vụ trong tâm trong phát triển nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao như sau:
Tập trung phát triển 08 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước bao gồm:
[1] Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang để bổ trợ cho thành phố Cần Thơ về thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng.
[2] Xây dựng 07 trung tâm đầu mối có chức năng chính về thu gom, phân loại, chế biến nông sản bao gồm:
- 02 trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt (thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo);
- 03 trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản;
- 02 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu;
Giai đoạn đến 2030: Hoàn thiện xây dựng hệ thống các trung tâm đầu mối đã được xác định trong quy hoạch vùng gắn với tiến trình đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Đồng thời, quy hoạch và phát triển các thị trấn nông - công nghiệp gắn với các trung tâm đầu mối về nông nghiệp và tăng cường liên kết với hệ thống đô thị có vai trò trung tâm của vùng, tiểu vùng để thúc đẩy việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thương mại, dịch vụ logistic, kết nối thị trường của các sản phẩm nông sản.
Sau nhiều lần sắp xếp, phân chia địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hậu Giang gồm hai thành phố là Vị Thanh và Ngã Bảy, một thị xã và 5 huyện. Trong đó, huyện Phụng Hiệp có cư dân đông đúc nhất, huyện Long Mỹ có diện tích lớn nhất và thành phố Ngã Bảy thành lập năm 2020 có tuổi đời trẻ nhất.
Theo Điều 3 Quyết định 974/QĐ-TTg năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng điều phối vùng như sau:
Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Hội đồng điều phối 13 tỉnh miền Tây là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, nằm ở thành phố Ngã Bảy, được hình thành từ năm 1915. Chợ là nơi gặp nhau của 7 tuyến sông Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Dong. Chợ nổi tiếng vì không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đa dạng hàng hóa từ nông sản tới đồ thủ công mỹ nghệ.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hay Miền Tây, có phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Nơi đây có tổng diện tích hơn 40.000km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ưng gồm: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Diện tích cụ thể của 13 tỉnh miền Tây như sau:
Qua đó có thể thấy trong 13 tỉnh miền Tây thì tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Kiên giang và tỉnh có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Hậu Giang
13 tỉnh miền Tây gồm những tỉnh nào? Tỉnh nào trong 13 tỉnh miền Tây có diện tích lớn nhất? (Hình từ Internet)
Long Khánh là một tỉnh cũ thuộc vùng Đông Nam Bộ, ngày nay thuộc địa phương nào.
Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.
Sáng 8/12, Bộ GD&ĐT phối hợp Tổ chức Kenan Foundation Asia (Kenan), Sở GD&ĐT TP Hà Nội, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội trại Sáng tạo STEM 2024, tại Trường THCS Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). TS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT khai mạc chúc mừng hội thi.
Chiều 8-12, tại Giáo sứ Ngô Khê (phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh), Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Ngày hội Thanh niên Công giáo năm 2024.
Người dân Lương Tài ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu, quyết tâm đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, những năm qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần, nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Bên cạnh đó, những khó khăn về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt nhân lực và tình trạng giá cả bấp bênh vẫn chưa được kiểm soát, chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa bền vững, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp rủi ro cao. Đặc biệt, diện tích đất nông nghiệp giảm, đã làm cho không gian sản xuất nông nghiệp bị “co hẹp”. Tuy nhiên, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chỉ đạo xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về cây, con giống, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, cơ giới hóa trong sản xuất,.. cùng với nhiều chính sách về nông nghiệp được thực thi có hiệu quả theo từng giai đoạn, nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Ninh luôn đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm, không chỉ đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh, thành phố lân cận.
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Bắc Ninh năm 2021 là 8.248 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,1%; Tỷ trọng trong GRDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2,7%; đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh 0,1%; Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh duy trì 11,7%.
Các chính sách “dồn điền đổi thửa”, tích tụ ruộng đất được triển khai hiệu quả đã từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô khá lớn. Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được đẩy mạnh áp dụng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 1.105 vùng sản xuất lúa; trên 71 vùng rau màu chuyên canh; 9 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung; 24 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung. Trong sản xuất, đã từng bước ứng dụng phun thuốc trừ sâu bệnh trên lúa bằng máy bay không người lái và công nghệ truy xuất nguồn gốc Agricheck áp dụng phương pháp “4 cùng” (cùng giống, cùng gieo cấy, cùng xứ đồng, cùng thu hoạch). Cơ cấu sản xuất trong từng lĩnh vực cũng có sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang tập trung vào chất lượng và giá trị kinh tế. Cơ giới hóa được triển khai mạnh mẽ trong nhiều khâu sản xuất, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả và đưa giá trị sản xuất trồng trọt trên 01ha đất canh tác lên trên 115,4 triệu đồng vào năm 2021.
Trong chăn nuôi, mô hình chăn nuôi truyền thống trong khu dân cư với quy mô nhỏ, lẻ ngày càng giảm mạnh, một mặt do ô nhiễm môi trường, mặt khác do hiệu quả kinh tế thấp; trong khi chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được mở rộng và phát triển, trên địa bàn tỉnh có trên 50 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp sử dụng công nghệ chuồng lồng, kín và xử lý chất thải sinh học, hệ thống quản lý 5S. Những năm mới tái lập tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi dưới 10 con lợn chiếm trên 80% số hộ chăn nuôi lợn, đến nay đã giảm xuống còn trên 20%, tổng đàn lợn có trên 288 nghìn con và đàn gia cầm có trên 5,8 triệu con.
Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới được thực hiện có hiệu quả với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả tích cực và rộng khắp. Nhờ đó, khu vực nông thôn đã có bước phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi theo hướng đô thị, văn minh, hiện đại. Tính đến hết năm 2020, 100% các xã trong tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 8/8 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trong đó, 06 huyện và 01 thành phố Từ Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Bắc Ninh là 1 trong 14 tỉnh được công nhận tỉnh nông thôn mới. Hiện nay, 100% các xã, huyện trong tỉnh đã và đang triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó, có 12/89 xã đã được Đoàn thẩm định tỉnh đánh giá cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm được tích cực triển khai, đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được 75 sản phẩm OCOP, trong đó 23 sản phẩm 3 sao, 52 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm OCOP được đảm bảo về chất lượng, mẫu mã bao bì và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện có 62 sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022.
Kinh tế làng nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển, có 65 làng nghề, gồm 41 làng nghề truyền thống và 24 làng nghề mới với khoảng 28.342 hộ tham gia ngành nghề chính, chiếm 62,74% số hộ trong làng nghề và có 73.954 lao động làm nghề với thu nhập trung bình đạt khoảng 8 triệu đồng/người/tháng.
Tỉnh Bắc Ninhg đặt mục tiêu trong thời gian tới tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, chuỗi giá trị. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn phù hợp với từng giai đoạn. Huy động có hiệu quả nguồn lực xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thủy lợi theo hướng đa chức năng. Thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nguyễn Thị Mai – Văn phòng Tỉnh ủy
Miền Nam ngày xưa được một số người gọi là nam kỳ lục tỉnh, vậy nam kỳ lục tỉnh gồm những tỉnh nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Dưới thời vua Gia Long và giai đoạn đầu trị vì của vua Minh Mạng (1802-1832), cả vùng này được gọi là Trấn Gia Định mà Tả Quân Lê Văn Duyệt là người hai lần được bổ nhiệm làm Tổng Trấn ở đây. Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt mất, Gia Định Trấn mới bị bãi bỏ, Miền Nam lúc đó được chia thành 6 tỉnh (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ đó.
Theo Nguyễn Q. Thắng, nhà Nguyễn đặt tên lục tỉnh dựa theo 6 từ cuối của một câu thơ cổ: Khoái mã gia biên vĩnh định an hà (nghĩa: Phóng ngựa ra roi giữ yên non nước). Theo đó, các tỉnh có tên: Gia Định, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. (Trịnh Hoài Đức, một trong Gia Định tam gia, Nam Bộ xưa và nay, NXB TP. HCM, 2005, tr. 147).
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp gọi vùng này là Cochinchine hay Nam Kỳ. Đây là vùng thuộc địa của Pháp, và lục tỉnh được chia làm 21 tỉnh (với các chữ đầu là Gia Châu Hà Rạch Trà, Sa Bến Long Tân Sóc, Thủ Tây Biên Mỹ Bà, Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc Cắp). Thời Việt Nam Cộng Hòa, vùng này là Miền Nam Việt Nam và bao gồm các tỉnh Miền Đông (Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định), và các tỉnh Miền Tây Nam Phần (Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường, Hậu Nghĩa, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Long An, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Kiến Hòa, Gò Công, An Xuyên, Bạc Liêu, Ba Xuyên). Chính phủ hiện thời dùng chữ Nam Bộ thay vì Nam Phần và cũng phân biệt Miền Đông (hay vùng Đồng Nai với các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An) và Miền Tây (hay đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Cửu Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Minh Hải).
Khám phá ngay các Tour du lịch miền Tây hấp dẫn từ Trippy !