Phân biệt xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
Phân biệt xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
Xuất nhập khẩu từ lâu đã được coi là một lĩnh vực xương sống của ngành kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế thì khá nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Vì vậy, trong bài viết này, Cẩm Thạch Company sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin chi tiết để không còn những cách hiểu sai lầm về các vấn đề trên.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là cách thức được nhiều công ty, tập đoàn lớn lựa chọn để xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan…
Xuất nhập khẩu chính ngạch là hàng hóa được vận chuyển trực tiếp qua lại ở biên giới thông qua các cửa khẩu, với số lượng mỗi lần rất lớn. Đối với hình thức xuất khẩu này hàng hóa cần có hợp đồng mua bán đầy đủ với ràng buộc rõ ràng giữa bên mua và bên bán tuân thủ đúng quy định, đảm bảo theo thông lệ chung của quốc tế. Bên cạnh đó, mỗi hàng hóa đều được kiểm duyệt kỹ lưỡng và đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng,… từ các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Đồng thời, hàng hóa khi xuất khẩu chính ngạch cần được đóng thuế đầy đủ mới được thông quan.
Nhìn chung, khi nhắc tới các hoạt động xuất khẩu chính ngạch, mọi người sẽ liên tưởng đến những đơn hàng lớn, có giá trị cao, được thực hiện bởi nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh xuất nhập khẩu chính ngạch, chúng ta còn có hoạt động tiểu ngạch. Chắc hẳn đây sẽ là khái niệm vô cùng quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, trên thực tế thì không nhiều người thực sự hiểu rõ về hoạt động kinh tế này.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chính là hoạt động mua bán diễn ra giữa người dân sinh sống ở gần hai bên biên giới, được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng nông sản, hay tiêu dùng hàng ngày. Đây là hình thức xuất khẩu được các thương lái hết sức ưa chuộng bởi thủ tục đơn giản, dễ thực hiện và chi phí cũng thấp hơn so với xuất khẩu chính ngạch. Thông thường nó diễn ra ở các tỉnh thành có biên giới giáp với các quốc gia khác, ở các tỉnh thành có biên giới, có cửa khẩu với các nước.
Nhờ vậy, xuất khẩu tiểu ngạch tuy có giá trị không cao nhưng vẫn luôn đóng một vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Tất nhiên, khi tham gia, tổ chức các hoạt động xuất khẩu dù chính ngạch hay tiểu ngạch thì chúng ta vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch, thuế…
Qua những phân tích trên, chắc hẳn mọi người đã có cái nhìn chuẩn xác hơn về hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến, quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại. Vậy đâu sẽ là hình thức xuất khẩu được ưu tiên lựa chọn hơn?
Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp lớn thì hình thức chính ngạch sẽ là hình thức được ưu tiên nhất. Lý do là bởi họ cần tới các hợp đồng lớn, giá trị đối với công ty đối tác nước ngoài. Vì vậy, xuất khẩu chính ngạch gần như là con đường duy nhất.
Ngược lại, đối với những tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ thì tiểu ngạch là con đường vô cùng thích hơn. Bên cạnh việc thuế suất thấp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng thì với các đơn hàng nhỏ lẻ, việc xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sẽ là hợp lý nhất.
Tuy nhiên, dù xuất khẩu hàng hóa theo hình thức nào, chúng ta cũng cần tới các đơn vị, công ty đối tác trong quá trình vận chuyển sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, Cẩm Thạch Company là một trong những cái tên nổi bật, uy tín nhất mà mọi người nên qua tâm dù là đơn hàng nhỏ hay lớn. Khi hợp tác cùng Cẩm Thạch Company, chúng ta sẽ nhận được sự tư vấn cũng như các dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch chất lượng nhất.
Trên đây chính là những thông tin chi tiết, phân tích và so sánh về hai các thức xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn và kiến thức hữu ích cho công việc kinh doanh, xuất khẩu. Nếu có thắc mắc về dịch vụ xuất nhập khẩu bạn có thể liên hệ chúng tôi theo hotline 1900.86.86.55 để được tư vấn chi tiết hơn.
Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa như ngày nay, xuất nhập khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm XNK tiểu ngạch và chính ngạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 hình thức XNK này.
Đây là 2 hình thức XNK phổ biến nhất được nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Mặc dù cả hai đều được nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển nhưng mỗi hình thức đều có những mặt lợi và hại riêng.
Tiểu ngạch là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa 2 nước liền kề nhau. Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch gồm: nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…
XNK tiểu ngạch là hình thức mua, bán hàng hóa, kinh doanh được nhiều thương lái ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thuế. Và phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
Hạn chế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là tính ổn định thấp, dễ gặp rủi ro, dễ bi ép giá khi xuất khẩu hàng hóa sau khi làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang về,…
Chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao. Nó được nhiều thương lái, doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới sát Việt Nam.
XNK chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hình thức này yêu cầu phải có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế. Hàng hóa phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.
Nhìn chung, chính ngạch và tiểu ngạch đều là những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng nhất, phổ biến nhất và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Do đó, khi thực hiện các hoạt động này, chúng ta sẽ được nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa.
Tất nhiên, mỗi một hình thức kể trên đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và phù hợp dành cho các đối tượng nhất định. Chẳng hạn như hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch thường được các doanh nghiệp lớn áp dụng bởi họ cần những đơn hàng lớn, hợp tác cùng đối tác nước ngoài.
Còn đối với xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch lại được các đơn vị nhỏ lẻ, cá nhân ưa chuộng hơn. Lý do là bởi cách thức này có thuế suất khá thấp, đồng thời các thủ tục cần thực hiện cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Với xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chúng ta chỉ cần chuẩn bị những tờ kê khai hàng hóa, phí biên mậu. Bạn không cần tới các giấy tờ như hóa đơn, hợp đồng mua bán, chứng từ… Tuy nhiên, phương thức này có một điểm hạn chế đó là tính ổn định không cao, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh.
Ngoài ra, trên thực tế thì có khá nhiều trường hợp các doanh nghiệp, công ty lợi dụng hình thức vận chuyển hàng hóa theo đường tiểu ngạch để trốn thuế. Khi thực hiện hành vi này, họ sẽ thuê nhiều đối tượng đóng giả làm thương lái để chuyển hàng qua biên giới. Tuy nhiên, tất cả những hành vi này đều có thể bị phát hiện và xử lý theo quy định.
Mặt khác, các hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch rất khó để đảm bảo an toàn, chất lượng hàng hóa dành cho doanh nghiệp. Vì vậy, họ luôn luôn hướng tới việc ký kết các hợp đồng chính ngạch bởi với giá trị hàng hóa lớn, việc đảm bảo tính minh bạch là điều tối quan trọng. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu chính ngạch giúp chúng ta có được các hợp đồng mua bán, ràng buộc và được bảo vệ bởi luật quốc tế.